Bài 21: Môi trường đới lạnh

1. Đặc điểm của môi trường

- Vị trí:

+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

+ Ở Bắc bán cầu là đại dương, ở Nam bán cầu là lục địa.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt.

+ Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới –10oC, thậm chí xuống đến –50oC.

+ Mùa hạ rất ngắn, chỉ dài 2 – 3 tháng, nhiệt độ ít khi vượt quá 10oC.

+ Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500 mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).

+ Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.

- Hiện trạng: Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại.

2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

- Các loài động vật đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có:

+ Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...);

+ Lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,...);

+ Bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt…).

+ Sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau.

+ Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh mùa đông,...