Bài 21: Hoạt động hô hấp

I. THÔNG KHÍ Ở PHỔI

- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra).

- Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là một cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.

- Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp: các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp.

Cử động hô hấp

Hoạt động của các cơ hô hấp

Vai trò các cơ hô hấp

Thể tích lồng ngực

Hít vào

- Cơ liên sườn ngoài co

- Cơ hoành co

- Các xương sườn được nâng lên, lồng ngực rộng về 2 bên và phía trước

- Mở rộng lồng ngực phía dưới

Tăng

Thở ra

- Cơ liên sườn ngoài dãn

- Cơ hoành dãn

- Các xương sườn được hạ xuống

- Lồng ngực thu hẹp và trở về vị trí cũ

Giảm

 

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.

- Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập...

II. TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ TẾ BÀO

- Cơ chế: khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

- Sự trao đổi khí ở phổi:

+ $O_{2}$ khuếch tán từ phế nang vào máu.

+ $CO_{2}$ khuếch tán từ máu vào phế nang.

-  Sự trao đổi khí ở tế bào:

+ $O_{2}$ khuếch tán từ máu vào tế bào.

+ $CO_{2}$ khuếch tán từ tế bào vào máu.