Bài 21. Đột biến gen
I. ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
- Đột biến gen bao gồm các dạng sau:
+ Mất cặp nuclêôtit.
+ Thêm cặp nuclêôtit.
+ Thay thế cặp nuclêôtit
- Đột biến gen là biến dị di truyền được (khác với thường biến không di truyền được).
II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
- Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.
- Nhân tạo: Do con người sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học gây ra đột biến.
III. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN
- Đột biến gen dẫn đến biến đổi cấu trúc prôtêin, gây nên biến đổi ở kiểu hình.
- Đột biến gen làm phá vỡ cấu trúc hài hòa trong kiểu gen đã được chọn lọc lâu đời nên thường biểu hiện ra kiểu hình có hại.
- Tuy nhiên cũng có những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật.
- Vai trò: Đột biến gen có lợi cho con người thường được ứng dụng trong chăn nuôi và trồng trọt.