Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936- 1939

 Tình hình thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ cùng cuộc vận động dân chủ đang trên đà phát triển đã ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam.

I. Tình hình thế giới và trong nước

- Chủ nghĩa phát xít hình thành, trở thành mối nguy cơ chiến tranh, đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

- Tháng 7/1935, Đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân nhằm tập hợp lực lượng dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, ban hành chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.

+ Ở Việt Nam, hậu quả của khủng hoảng kinh tế tác động sâu sắc tới đời sống của các giai cấp, tầng lớp xã hội.

+ Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ

- Căn cứ vào tình hình thực tế, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định:

+ Kẻ thù cụ thể của nhân dân Đông Dương là thực dân Pháp và tay sai.

+ Nhiệm vụ: Chống phát xít và chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình.

- Năm 1936, chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Hình thức đấu tranh là hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.

- Năm 1936, Đảng phát động phong trào Đông Dương đại hội nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng.

+ Quần chúng khắp nơi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

+ Đưa yêu sách trả tự do cho tù nhân chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ, cải thiện đời sống nhân dân.

- Đầu năm 1937, phong trào đón rước phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới để đưa "dân nguyện".

- Phong trào đấu tranh với các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khoá, mít tinh, biểu tình nổ ra khắp nơi.

- Phong trào công nhân cũng mạnh mẽ với cuộc tổng bãi công của công ti than Hòn Gai (tháng 11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi ở Vinh (tháng 7/1937). Tiêu biểu là ngày 1/5/1938 nổ ra mít tinh lớn ở khu Đấu xảo Hà Nội.

- Nhiều báo của Đảng, Mặt trận ra đời như Tiền Phong, Dân Chúng, Lao Động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chính sách của Đảng.

- Cuối năm 1938, phong trào thu hẹp, đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào chấm dứt.

III. Ý nghĩa của phong trào

- Là một cao trào dân chủ rộng lớn.

- Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng .

- Chủ nghĩa Mác- Lê-nin, đường lối chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến rộng rãi.

- Tổ chức của Đảng được củng cố.

- Đội quân chính trị hùng hậu được hình thành, dày dạn trong đấu tranh, có nhiều kinh nghiệm.

- Là cuộc tập dượt thứ 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945.