Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (Kinh tế, Văn hóa, Khoa học… ).

1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

a) Thương mại thế giới phát triển mạnh

- Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.

- Hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Từ năm 1990 → 2000 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD (tăng hơn 5 lần)

- Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính - ngân hàng - bảo hiểm…

c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.

- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

- Số lượng ngày càng nhiều.

- Vai trò:

+ Hoạt động trên nhiều quốc gia.

+ Nắm nguồn của cải vật chất lớn.

+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

a) Tích cực

- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

b) Tiêu cực

- Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, trong từng quốc gia và giữa các nước trên thế giới.

II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành

- Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích… đã liên kết lại với nhau.

- Ví dụ: EU, APEC, ASEAN, NAFTA …

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

a) Tạo ra cơ hội

- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

- Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b) Tạo ra thách thức

- Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị…