Bài 2. Phương trình mặt phẳng
I. Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng
Định nghĩa
Cho mặt phẳng (α). Nếu vectơ →n≠0 và có giá vuông góc với mặt phẳng (α) thì →n được gọi là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng α.
II. Phương trình tổng quát của mặt phẳng
1. Định nghĩa
Phương trình có dạng Ax+By+Cz+D=0, trong đó A, B, C không đồng thời bằng 0, được gọi là phương trình tổng quát của mặt phẳng.
* Nhận xét:
a) Nếu mặt phẳng (α) có phương trình tổng quát là Ax+By+Cz+D=0 thì nó có một vectơ pháp tuyến là →n(A;B;C).
b) Phương trình mặt phẳng đi qua điểm Mo(xo;yo;zo) nhận vectơ →n(A;B;C) làm vectơ pháp tuyến là A(x−xo)+B(y−yo)+C(z−zo)=0.
2. Các trường hợp riêng
Vị trí đặc biệt của mặt phẳng (α) so với trục tọa độ:
Phương trình (α) | Đặc điểm của (α) |
---|---|
By + Cz + D = 0 | (α) song song hoặc chứa Ox |
Ax+ Cz + D = 0 | (α) song song hoặc chứa Oy |
Ax + By + D = 0 | (α) song song hoặc chứa Oz |
Cz + D = 0 | (α) song song hoặc trùng với (Oxy) |
By + D = 0 | (α) song song hoặc trùng với (Oxz) |
Ax + D = 0 | (α) song song hoặc trùng với (Oyz) |
III. Điều kiện để hai mặt phẳng song song, vuông góc
1. Điều kiện để hai mặt phẳng song song
(α1)//(α2)⇔{→n1=k→n2D1≠kD2⇔{(A1;B1;C1)=k(A2;B2;C2)D1≠kD2(α1)≡(α2)⇔{→n1=k→n2D1=kD2⇔{(A1;B1;C1)=k(A2;B2;C2)D1=kD2
2. Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc
(α1)⊥(α2)⇔→n1.→n2=0⇔A1A2+B1B2+C1C2=0
IV. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng
Định lí:
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (α) có phương trình Ax+By+Cz+D=0 và điểm Mo(xo;yo;zo). Khoảng cách từ điểm Mo đến mặt phẳng (α), kí hiệu là d(Mo,(α)), được tính theo công thức:
d(Mo,(α))=|Axo+Byo+Czo+D|√A2+B2+C2