Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết

- Năm 1973, khủng hoảng dầu mỏ thế giới  dẫn đến cuộc khủng hoảng chung của thế giới, đòi hỏi thế giới phải cải cách, đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị - xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và xu hướng quốc tế hóa cao.

- Trong khi đó những nhà lãnh đạo Xô Viết đã không tiến hành cải cách kinh tế - xã hội; không khắc phục những khuyết điểm nên đã cản trở sự phát tiển về mọi mặt dẫn dến tình trạng trì trệ.

- Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Liên xô giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1990:

+ Kinh tế khủng hoảng, công nông nghiệp trì trệ, lương thực và thực phẩm ngày càng khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn.

+ Chính trị xã hội mất ổn định.

- Tháng 3/1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo, đề ra đường lối cải tổ:

+ Mục đích khắc phục những sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn.

+ Nội dung: Lập chế  độ Tổng thống, thực hiện đa đảng, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.

+ Kết quả công cuộc cải tổ: Do thiếu sự chuẩn bị nên kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn, tệ nạn xã hội phát triển, xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc.

- Thực chất của cải tổ là từ bỏ và phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác- Lê nin nên kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.

- Liên Bang Xô Viết sụp đổ:

+  Ngày 19/8/1991: Cuộc đảo chánh lật đổ Goóc-ba-chốp bị thất bại; Đảng Cộng sản Liên Xô ngừng hoạt động; chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG (21/12/1991).

+ Ngày 25/12/1992, chế độ XHCN ở Liên Xô chấm dứt sau tồn tại 74 năm tồn tại.

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu

- Cuối thập niên 70 đầu những năm 80, tình hình các nước Đông Âu lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng gay gắt; chính trị mất ổn định.

- Diễn biến sự sụp đổ chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:

+ Cuối  năm1988, mít tinh, biểu tình đòi cải cách kinh tế, đa nguyên về chính trị khởi đầu từ Ba Lan sau đó lan nhanh sang Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Bun-ga-ri, Nam Tư, An-ba-ni…

+ Được sự hỗ trợ của các thế lực phương Tây, Đông Âu phải cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do…

+ Kết quả là các đảng cộng sản bị thất bại, cuối năm 1989, chế độ XHCN bị sụp đổ ở Đông Âu

- Hậu quả là hệ thống XHCN thế giới bị sụp đổ.

+ Ngày 28/6/1991: SEV ngừng hoạt động.

+ Ngày 1/7/1991, Vác-sa-va tuyên bố giải thể.

- Đây là tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới và sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, chủ quyền của các dân tộc.