Bài 2: Địa hình và khoáng sản

1. Địa hình

- Phần đất liền trên lãnh thổ Việt Nam gồm: 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng.

- 3/4 diện tích là đồi núi ở nước ta:

+ Chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và chạy dài từ Bắc vào Nam.

+ Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc - đông nam: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn.

+ Một số dãy núi có hình cách cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- 1/4 diện tích đồng bằng ở nước ta:

+ Phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.

+ Các đồng bằng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

+ Đồng bằng là nơi trồng lúa, thường tập trung dân cư đông đúc.

+ Vùng đồng bằng chính: đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên hải miền Trung.

2. Khoáng sản

- Nước ta có nhiều loại khoáng sản:

+ Than: tập trung ở Quảng Ninh.

+ Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh.

+ Thiếc: Cao Bằng.

+ Đồng: Lào Cai.

+ Bô-xít: Tây Nguyên.

+ Vàng: Quảng Nam.

+ A-pa-tít: Lào Cai, Tây Nguyên.

+ Dầu mỏ: phân bố ở thềm lục địa phía Nam.

+ Khí tự nhiên: có nhiều ở thềm lục địa phía Nam, Thái Bình…

- Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Tài nguyên khoáng sản không vô tận, nên cần khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.