Bài 2. Cộng, trừ và nhân số phức
1. Phép cộng và phép trừ số phức
a) Tổng của hai số phức
Tổng của hai số phức z = a + bi và z’ = a’ + b’i $\left( {a,b,a',b' \in R} \right)$ là số phức $z + z' = a + a' + \left( {b + b'} \right)i$.
Như vậy, để cộng hai số phức, ta cộng các phần thực với nhau, cộng các phần ảo với nhau.
b) Tính chất của phép cộng số phức
* Tính chất kết hợp:
$\left( {z + z'} \right) + z'' = z + \left( {z' + z''} \right),\forall z,z',z'' \in C$
* Tính chất giao hoán:
$z + z' = z' + z,\forall z,z' \in C$
* Cộng với 0:
$z + 0 = 0 + z,\forall z \in C$
* Với mỗi số phức $z = a + bi\left( {a,b \in R} \right)$, nếu kí hiệu số phức –a – bi là –z thì ta có:
$z + \left( { - z} \right) = \left( { - z} \right) + z = 0$
số -z được gọi là số đối của số phức z.
c) Phép trừ hai số phức
Hiệu của hai số phức z và z’ là tổng của z với -z’, tức là:
$z - z' = z + \left( { - z'} \right)$
Nếu z = a + bi và z’ = a’ + b’i $\left( {a,b,a',b' \in R} \right)$ thì $z - z' = a - a' + \left( {b - b'} \right)i$.
2. Phép nhân số phức
a) Tích của hai số phức
Tích của hai số phức z = a + bi và z’ = a’ + b’i $\left( {a,b,a',b' \in R} \right)$ là số phức $zz' = aa' - bb' + \left( {ab' + a'b} \right)i$.
b) Tính chất của phép nhân số phức
* Tính chất kết hợp:
$\left( {zz'} \right)z'' = z\left( {z'z''} \right),\forall z,z',z'' \in C$
* Tính chất giao hoán:
$zz' = z'z,\forall z,z' \in C$
* Nhân với 1:
$1.z = z.1 = z,\forall z \in C$
* Tính chất phân phối (của phép nhân đối với phép cộng):
$z\left( {z' + z''} \right) = zz' + zz'',\forall z,z',z'' \in C$
* Chú ý: