Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt

Giun đốt có khoảng trên 9 nghìn loài, sống ở nước mặn, nước ngọt, trong bùn, trong đất. Một số giun đốt sống ở cạn và kí sinh.

I. MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP

Ngành Giun đốt, ngoài giun đất, còn gặp một số đại diện khác có cấu tạo tương tự, sống trong môi trường nước mặn, nước ngọt:

- Trùn quế sống nơi đất ẩm, mùn bã hữu cơ…

- Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ…

- Đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi ở vùng nước lợ…

- Vắt ở trên cạn nơi rừng ẩm...

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

- Giun đốt thường có cơ quan di chuyển ở hai bên mỗi đốt được gọi là chi bên. Chi bên có nhiều tơ thích nghi bơi lội trong nước.

- Giun đốt phân bố ở các môi trường sống khác nhau như: nước mặn, nước ngọt, trong đất, trên cây, thích nghi với các lối sống khác nhau như: tự do, định cư, kí sinh, chui rúc trong đất ẩm… Do đó, một số cấu tạo cơ thể bị biến đổi đi như: chi bên, tơ tiêu giảm, thần kinh giác quan kém phát triển.

- Nhưng các loài giun đốt vẫn giữ đầy đủ đặc điểm chung của ngành.

- Đặc điểm chung của ngành Giun đốt:

 + Cơ thể phân đốt.

 + Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức).

+ Ống tiêu hóa phân hóa.

 + Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ.

 + Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc hệ cơ của thành cơ thể.

 + Hô hấp qua da hay bằng mang.

- Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người:

+ Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng, hải sâm…

+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ…

+ Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ: giun đất…

+ Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ…

+ Có hại cho động vật và người: các loài đỉa, vắt…