Bài 17. Mối quan hệ giữa gen và ARN

I. ARN

- ARN (axit ribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: $C,$ $H,$ $O,$ $N$ và $P$ theo nguyên tắc đa phân.

- Các đơn phân cấu tạo nên ARN là nuclêôtit, gồm 4 loại: $A$ (ađênin), $G$ (guanin), $X$ (xitôzin), $U$ (uraxin); các đơn phân này liên kết thành một mạch xoắn đơn, có kích thước, khối lượng nhỏ hơn ADN.

- Có 3 loại ARN:

+ mARN: có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.

+ tARN: có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

+ rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp prôtêin).

* Bảng so sánh ARN và ADN: 

Đặc điểm

ARN

ADN

- Số mạch đơn

- Các loại đơn phân

- Kích thước, khối lượng

1

A, U, G, X

Nhỏ

2

A, T, G, X

Lớn


II. ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO?

- ARN được tổng hợp từ ADN ở kì trung gian của NST trong quá trình phân bào.

- ARN được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của gen (được gọi là mạch khuôn).

- Trong quá trình hình thành mạch ARN các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS: A-U, T-A; G-X; X-G).

- Trình tự các loại đơn phân trên ARN giống với trình tự mạch bổ sung của mạch khuôn, chỉ khác là T được thay bằng U.

$\Longrightarrow$ ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Do đó, trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.