Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo)
II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỷ I đến đầu thế kỷ X)
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.
- Từ cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ năm 40 đến thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
+ Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hát Môn.
+ Trong các năm 100, 137, 144, diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam ở quận Nhật Nam.
+ Năm 157, khởi nghĩa của nhân dân Cửu Chân ở quận Cửu Chân.
+ Năm 178, 190, khởi nghĩa của nhân dân Giao Chỉ ở quận Cửu Chân.
+ Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu ở quận Giao Chỉ.
+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí.
+ Năm 687, khởi nghĩa Đinh Tiến, Lý Tự Tiên.
+ Từ năm 713 - 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
+ Từ năm 776 – 791, khởi nghĩa Phùng Hưng.
+ Từ năm 819 – 820, khởi nghĩa Dương Thanh.
+ Năm 905, khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
+ Năm 938, khởi nghĩa Ngô Quyền.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng giành thắng lợi lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
a). Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc thọ, Hà Tây) được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
- Quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc) rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), buộc thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ, đóng đô ở Mê Linh.
- Mùa hè năm 42, nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Lăng Bạc nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên Trưng Vương phải rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Cấm Khê (Ba Vì, Hà Tây).
+ Quân Mã Viện đánh bại quân của Hai Bà ở Cấm Khê, Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.
b). Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.
- Năm 542, Lý Bí liên kết với các hào kiệt thuộc các châu ở miền Bắc khởi nghĩa. Nghĩa quân chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh), lật đổ chế độ đô hộ của nhà Lương.
- Năm 544, Lý Bí lên ngôi đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở sông Tô Lịch.
- Năm 545, nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Nam đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến tại đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên).
- Năm 550, cuộc kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương).
- Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi.
- Năm 603, nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân kết thúc.
c). Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
- Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ.
- Năm 907, Khúc Hạo lên thay thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành thắng lợi căn bản, tạo điều kiện thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.
d). Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán thay họ Khúc giữ quyền tự chủ.
- Năm 937, ông bị Kiều Công tiễn giết hại để đoạt chức Tiết Độ sứ.
- Tháng 10/938, Ngô quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
- Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước. Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.