Bài 15: Giun đất

$\bullet \,\,$ Giun đốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm:

- Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức.

- Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.

$\bullet \,\,$ Giun đất:

- Giun đất sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng.

- Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài.

I. HÌNH DẠNG NGOÀI

- Giun đất có các đặc điểm ngoài:

+ Cơ thể đối xứng hai bên, có khoang cơ thể chính thức.

+ Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun dãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

+ Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

+ Mình giun có chất nhờn, lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da và giảm ma sát khi chui trong đất.

+ Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

+ Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.

II. DI CHUYỂN

- Các bước di chuyển:

1. Giun chuẩn bị bò.

2. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

3. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

III. CẤU TẠO TRONG

- Giun đất có khoang cơ thể chính thức.

- Hệ tiêu hóa của giun đất:

+ Giun đất cơ thể đã có khoang chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hóa phát triển, phân hóa chức năng của các cơ quan: lỗ miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày cơ – ruột tịt – ruột – hậu môn.

- So với giun tròn, ở giun đất có sự xuất hiện của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

- Hệ tuần hoàn ở giun đất là hệ tuần hoàn kín, gồm: mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản).

- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

IV. DINH DƯỠNG

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.

- Cách tiêu hóa thức ăn:

1. Thức ăn lấy từ miệng.

2. Chứa ở diều.

3. Nghiền nhỏ ở dạ dày cơ.

4. Được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt.

5. Hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột đưa vào máu.

- Hô hấp: Sự trao đổi khí qua da. Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.

V. SINH SẢN

- Giun đất lưỡng tính.

- Quá trình sinh sản:

+ Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

+ Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

+ Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.

+ Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.