Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn
I. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
- Phần lớn (khoảng 30 nghìn loài) giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và cả ở người.
- Riêng ở người, một số giun kí sinh phổ biến và nguy hiểm như: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim. Chúng đều kí sinh và gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau.
- Một số đại diện thường gặp:
$\Longrightarrow$ Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng trong cơ thể người, động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa… Chúng lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại, ngăn cản sự phát triển của vật chủ.
$\Longrightarrow$ Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí $\longrightarrow$ gây ngứa $\longrightarrow$ trẻ em gãi $\longrightarrow$ trứng giun bám vào tay trẻ $\longrightarrow$ theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng $\Longrightarrow$ khép kín vòng đời của giun.
- Để đề phòng bệnh giun đối với người:
+ Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn.
+ Đi dép, giày, ủng khi tiếp xúc với đất ẩm.
+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.
+ Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…
- Đối với thực vật:
+ Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt.
+ Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng.
+ Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng…
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Các loài giun tròn kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chủ như: ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rễ lúa... Dù có cấu tạo thích nghi đa dạng, nhưng chúng vẫn giữ các đặc điểm chung của ngành Giun tròn.
- Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa… thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:
+ Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu.
+ Có khoang cơ thể chưa chính thức.
+ Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
+ Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.