Bài 13. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
I. NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
1. Khái niệm năng lượng
- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- Tùy trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, năng lượng chia thành 2 loại:
+ Động năng: Dạng năng lượng sẫn sàng sinh ra công.
+ Thế năng: Năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
- Năng lượng trong tế bào có nhiều dạng: hóa năng, nhiệt năng, điện năng.
+ Nhiệt năng: Giữ nhiệt độ ổn định cho cơ thể và tế bào.
+ Điện năng: Sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu giữa 2 phía của màng tạo ra chênh lệch điện thế.
+ Hóa năng: Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học (ATP). Hóa năng là năng lượng chủ yếu của tế bào.
2. ATP – Đồng tiền năng lượng của tế bào
- ATP là hợp chất cao năng gồm: Bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.
$ \longrightarrow$ Liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
- Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng.
+ Sinh công cơ học (sự co cơ, hoạt động lao động…).
II. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
- Bản chất chuyển hóa vật chất gồm:
+ Đồng hóa: Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ chất đơn giản.
+ Dị hóa: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác và cho quá trình đồng hóa.
- Vai trò: Giúp cho tế bào sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và vận động.