Bài 12. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật

Cũng như cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của đời sống con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kỹ thuật

- Trải qua năm thập niên, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu.

+ Trong lĩnh vực khoa học cơ bản có những phát minh to lớn về toán học, vật lý, hóa học, sinh học. Tháng 3/1997, cừu Đô-li sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính, tháng 4/2003  công bố “Bản đồ gen người“, tương lai sẽ chữa được những bệnh nan y cho con người.

+ Phát minh lớn về công cụ sản xuất như máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. Tháng 3/2002 “máy tính mô phỏng thế giới” (ESC) có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng khí hậu nóng dần của trái đất và dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu dự án về sinh học.

+ Tìm ra nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều.

+ Sáng chế những vật liệu mới như chất dẻo pô-li-me.

+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa... lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.

+ Những tiến bộ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc như máy bay siêu âm, tàu hỏa cao tốc, vệ tinh nhân tạo.

- Con người đã có những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như bay vào vũ trụ (1961) và đặt chân lên mặt trăng (1969).

II. Ý nghĩa và tác động của  cách mạng khoa học – kĩ thuật

- Ý nghĩa:

+ Một cột mốc lớn trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người.

+ Mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu.

+ Đem đến những đổi thay to lớn  trong cuộc sống.

- Mặt ích cực:

+ Tạo bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất.

+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, giảm lao động nông nghiệp, công nghiệp, tăng lao động dịch vụ.

- Mặt tiêu cực:

+ Chế tạo  vũ khí  hủy diệt  như bom nguyên tử, vũ khí hóa học tàn phá hủy diệt sự sống.

+ Ô nhiễm môi trường như  nhiễm chất phóng xạ.

+ Tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

+ Xuất hiện nhiều bệnh dịch mới.