Bài 12. Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên Trái Đất

I. CÁC TẦNG KHÍ QUYỂN VÀ THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ

1. Các tầng khí quyển

- Gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Đặc điểm của các tầng:

Tầng

Đối lưu

Bình lưu

Các tầng cao của khí quyển

Độ cao

Từ 0 đến 16 km 

Từ 16 đến 50 km

Trên 50 km

Đặc điểm

- Nằm sát mặt đất.

- Tập trung 90% không khí.

- Không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng.

- Nhiệt độ trong tầng này giảm theo độ cao, cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm đi  0,6oC.

- Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa, mây,…

- Nằm trên tầng đối lưu.

- Không khí rất loãng và chủ yếu chuyển động theo chiều nằm ngang.

- Có lớp ôdôn hấp thụ tia tử ngoại, ngăn các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Nhiệt độ trong tầng này tăng theo độ cao.

- Nằm trên tầng bình lưu.

- Không khí cực loãng.

- Ít có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.

 

2. Thành phần không khí

- Không khí không màu, không mùi, gồm các thành phần chủ yếu sau:

+ Khí nitơ chiếm 78% thể tích không khí.

+ Khí oxy chiếm 21% thể tích không khí.

+ Khí carbonic, hơi nước và các khí khác chiếm 1%.

- Vai trò:

+ Khí oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

+ Khí carbonic: khí carbonic kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng mặt trời để cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ và khí oxy.

+ Hơi nước: nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như sương mù, mưa, mây,…

II. KHỐI KHÍ

- Khối khí nóng: hình thành ở vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh: hình thành ở vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất khô.

- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có tính chất ẩm.

III. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Khí áp

- Sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp.

- Dụng cụ đo khí áp gọi là khí áp kế, đơn vị đo là mm thủy ngân (mmHg).

- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao xen kẽ nhau từ Xích đạo về cực.

+ Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 60o B và N.

+ Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30o B và N, và khoảng vĩ độ 90o B và N (cực Bắc và Nam).

2. Gió trên Trái Đất

- Không khí luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp $\longrightarrow$ Sinh ra gió.

- Có 3 loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch (hay gió Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

- Đặc điểm các loại gió:

Loại gió

Phạm vi gió thổi

Hướng gió

Mậu dịch

(Tín phong)

Từ khoảng các vĩ độ 30o B và N về Xích đạo.

- Ở nửa cầu Bắc, hướng gió Đông Bắc.

- Ở nửa cầu Nam, hướng gió Đông Nam.

Tây ôn đới

Từ khoảng các vĩ độ 30o B và N lên khoảng các vĩ độ 60o B và N.

- Ở nửa cầu Bắc, hướng gió Tây Nam.

- Ở nửa cầu Nam, hướng gió Tây Bắc.

Đông cực

Từ khoảng các vĩ độ 90o B và N về khoảng các vĩ độ 60o B và N.

- Ở nửa cầu Bắc, hướng gió Đông Bắc.

- Ở nửa cầu Nam, hướng gió Đông Nam.