Bài 11. Thực hành Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
1. ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
$\bullet \,\,$ Các khái niệm:
- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc…) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức.
- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.
- Những đường đồng mức gần nhau cho thấy độ dốc lớn và càng xa nhau thì địa hình càng thoải.
$\bullet \,\,$ Cách đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn:
- Xác định khoảng cách độ cao giữa các đường đồng mức.
- Căn cứ vào đường đồng mức, tính độ cao của các điểm trên lược đồ.
- Căn cứ độ gần hay xa giữa các đường đồng mức để biết được độ dốc địa hình.
- Tính khoảng cách thực tế giữa các điểm dựa vào tỉ lệ lược đồ.
$\bullet \,\,$ Thực hành:
- Xác định độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức.
$\longrightarrow$ Độ cao chênh lệch giữa hai đường đồng mức là 200 m.
- Xác định độ cao của các điểm B, C, D, E trên lược đồ.
$\longrightarrow$ Điểm B: 0 m.
$\longrightarrow$ Điểm C: 0 m.
$\longrightarrow$ Điểm D: 600 m.
$\longrightarrow$ Điểm E: 100 m.
- So sánh độ cao đỉnh núi A1 và A2.
$\longrightarrow$ Đỉnh núi A1 cao hơn đỉnh núi A2 là 50 m.
- Cho biết sườn núi từ A1 đến B hay từ A1 đến C dốc hơn?
$\longrightarrow$ Khoảng cách các đường đồng mức càng ngắn thì độ dốc càng lớn. $\longrightarrow$ Sườn núi từ A1 đến B dốc hơn từ A1 đến C do các đường đồng mức từ A1 đến B gần nhau hơn các đường đồng mức từ A1 đến C.
II. LÁT CẮT ĐỊA HÌNH
$\bullet \,\,$ Các khái niệm:
- Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và các thang màu sắc.
- Lát cắt cho thấy đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
$\bullet \,\,$ Cách đọc lát cắt địa hình:
- Xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc của lát cắt.
- Từ hai điểm mốc, xác định hướng của lát cắt, đi qua những điểm độ cao, các dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,…
- Mô tả sự biến đổi địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.
- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, tính khoảng cách giữa các điểm.
$\bullet \,\,$ Thực hành:
- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua những dạng địa hình nào?
$\longrightarrow$ Lát cắt đi qua những địa hình: đồng bằng, cao nguyên, đồi.
- Trong các điểm A (TP.Hồ Chí Minh), B (Cao nguyên Di Linh), C (Đà Lạt), điểm nào có độ cao thấp nhất và độ cao cao nhất?
$\longrightarrow$ Điểm C có độ cao cao nhất.
$\longrightarrow$ Điểm A có độ cao thấp nhất.