Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

I. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH

$\bullet \,\,$ Nội sinh:

- Khái niệm: Là các quá trình xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất.

- Tác động: Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

- Kết quả: Tạo ra các dạng địa hình có quy mô lớn như châu lục, miền, cao nguyên, núi cao,…

$\bullet \,\,$ Ngoại sinh:

- Khái niệm: Là các quá trình xảy ra do các tác nhân ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

- Tác động: Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

- Kết quả: Tạo ra các dạng địa hình có quy mô nhỏ như nấm đá, hang động, bãi bồi,…

$\bullet \,\,$ Chú thích ảnh:

- Sự thay đổi bề mặt địa hình:

+ Hình a: Do sóng biển tác động đã làm thay đổi địa hình, làm tách rời mặt đất tạo thành các đảo nhỏ ven bờ.

+ Hình b: Do gió thổi vào các mỏm núi, thời gian dài khiến sườn núi dần dần bị ăn mòn, biến mất.

+ Hình c: Do các mảng kiến tạo va chạm với nhau tạo thành các ngọn núi và núi lửa, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến măcma ở dưới sâu phun trào lên bề mặt Trái Đất.

- Hình a, b là kết quả của quá trình ngoại sinh, hình c là kết quả của quá trình nội sinh.

$\bullet \,\,$ Nhận xét:

- Quá trình nội sinh có xu hướng tạo nên sự gồ ghề của bề mặt Trái Đất.

- Quá trình ngoại sinh có xu hướng san bằng địa hình, làm bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn.

- Quá trình nội sinh và ngoại sinh diễn ra đồng thời và đối lập nhau trên bề mặt địa hình.

II. CÁC ĐẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH

Đặc điểm một số dạng địa hình chính:

Dạng địa hình

Độ cao

Đặc điểm chính

Núi

Trên 500 m so với mực nước biển.

Nhô cao rõ rệt trên mặt đất; gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

Cao nguyên

Trên 500 m so với mực nước biển.

Vùng đất tương đối rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, sườn dốc, chia tách với các vùng xung quanh.

Đồi

Không quá 200 m so với xung quanh.

Nhô cao so với xung quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.

Đồng bằng

Dưới 200 m so với mực nước biển.

Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ dốc nhỏ.

 

III. KHOÁNG SẢN

- Khái niệm

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Phân loại: Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành 3 loại:

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ…

+ Khoáng sản kim loại: vàng, sắt…

+ Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, thạch anh…

$\Longrightarrow$ Khoáng sản hình thành trong một thời gian rất dài, hàng vạn hoặc hàng triệu năm, khi khai thác sẽ cạn kiệt không thể phục hồi, nên cần khai thác và sử dụng hợp lí.