Bài 1: Thiên Nhiên Châu Âu
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lãnh thổ châu Âu
$\bullet \,\,$ Vị trí địa lí:
- Châu Âu ở phía tây lục địa Á – Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc.
- Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng $36^{o}B$ đến $71^{o}B.$
- 3 mặt giáp biển và đại dương:
+ Phía bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Phía tây giáp Đại Tây Dương
+ Phía nam giáp Địa Trung Hải
- Phía đông có dãy U-ran (Ural) là ranh giới tự nhiên ngăn cách với châu Á.
$\bullet \,\,$ Hình dạng:
- Lãnh thổ châu Âu tựa như một bán đảo lớn của lục địa Á – Âu kéo dài về phía tây nam và có hình dạng lồi lõm phức tạp với đường bờ biển dài khoảng 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh.
$\bullet \,\,$ Kích thước:
- Châu Âu có diện tích nhỏ, khoảng $10,5$ triệu $km^{2}$ (chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
2. Đặc điểm tự nhiên châu Âu
a. Địa hình
Địa hình khá đơn giản, chia thành 2 khu vực chính:
$\bullet \,\,$ Địa hình đồng bằng:
- Chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu phía đông và trung tâm, tạo thành một dải.
- Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.
$\bullet \,\,$ Địa hình miền núi:
- Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc – nam: dãy Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,…
- Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam: dãy Pi-rê-nê, An-pơ, Các-pát, Ban-căng,… Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5.642 m).
b. Khí hậu
Phân hóa đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:
$\bullet \,\,$ Đới khí hậu cực và cận cực:
- Phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực.
- Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
$\bullet \,\,$ Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn, gồm 2 kiểu khí hậu:
- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương:
+ Phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây.
+ Khí hậu điều hòa, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm trên $0^{o}C;$ mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn.
- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa:
+ Phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục.
+ Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông.
$\bullet \,\,$ Đới khí hậu cận nhiệt:
- Phân bố phía nam châu lục.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.
$\bullet \,\,$ Các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết phủ.
c. Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn các sông đầy nước quanh năm, không có lũ lớn, được nối với nhau bởi hệ thống kênh đào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương bị đóng băng vào mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Các sông dài và quan trọng nhất: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ.
d. Các đới thiên nhiên
Châu Âu nằm trên 2 đới thiên nhiên chủ yếu:
$\bullet \,\,$ Đới lạnh:
- Chiếm diện tích nhỏ ở các đảo, quần đảo thuộc Bắc Băng Dương và một phần lãnh thổ phía bắc châu lục.
- Động vật, thực vật nghèo nàn.
+ Thực vật: rêu, địa y, bạch dương lùn, liễu lùn,…
+ Động vật: chuột lem-mút, cú Bắc cực,…
$\bullet \,\,$ Đới ôn hòa: chiếm phần lớn lãnh thổ, thiên nhiên phân hóa đa dạng:
- Khu vực ven biển phía tây: phổ biến rừng lá rộng; thực vật là sồi, dẻ; động vật có gấu nâu, chim gõ kiến, gà rừng,…
- Khu vực lục địa phía đông: thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
+ Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam: từ rừng lá kim nghèo thành phần loài chuyển dần sang rừng hỗn giao, thảo nguyên rừng; động vật có nai sừng tấm, gấu,…
+ Phía đông nam nóng và khô hơn nên thảo nguyên chiếm ưu thế, động vật có sơn dương, chó sói, đại bàng,…
+ Ven biển Ca-xpi xuất hiện bán hoang mạc.
- Khu vực phía nam châu lục: sinh vật thích nghi với khí hậu khô, nóng vào mùa hạ. Thực vật có rừng lá cứng địa trung hải; động vật có cầy đốm, khỉ mặt đỏ,…