Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền

ĐỊNH LÍ 1

Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

                Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ đường cao $AH.$ Khi đó ta có các hệ thức sau:

                $A{B^2}=BH.BC$ và $A{C^2}=CH.BC$ hay ${c^2}=a.c'$ và ${b^2}=a.b’.$
                $B{C^2}=A{B^2}+A{C^2}$ (Định lí Pitago)

2. Một số hệ thức liên quan tới đường cao

ĐỊNH LÍ 2

Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

 

                Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ đường cao $AH.$ Khi đó ta có các hệ thức sau:

                $A{H^2}=BH.HC$ hay ${h^2}=ab’.c'.$

ĐỊNH LÍ 3

Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.

               
               Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A,$ đường cao $AH.$ Khi đó ta có các hệ thức sau:

               $\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}}$ hay $\frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{{c^2}}} + \frac{1}{{{b^2}}}$

 

ĐỊNH LÍ 4

Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.