Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
I. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Xô Viết bị chiến tranh tàn phá nặng nề: Hơn 27 triệu người chết, 1.710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc bị phá hủy.
- Từ năm 1946, Liên Xô đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946 – 1950).
- Kết quả:
+ Công nghiệp: tăng 73%.
+ Nông nghiệp: vượt trước chiến tranh (1939).
+ Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX):
* Kinh tế:
- Sau khi hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế, Liên Xô thực hiện thành công các kế hoạch dài hạn như: kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951 - 1955), lần thứ sáu (1956 - 1960) và kế hoạch 7 năm (1959 - 1965)…
- Phương hướng chính của kế hoạch là:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Đẩy mạnh khoa học - kỹ thuật.
+ Tăng cường quốc phòng.
- Kết quả:
+ Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền công nghiệp của Liên Xô tăng 9,6%/năm.
+ Trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của thế giới..
+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ.
- Năm 1961, Liên Xô đã đưa con người bay vào vũ trụ.
* Đối ngoại:
Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu. Trong thời kì chiến tranh, họ bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch. Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích phát xít, nhân dân Đông Âu đã đứng lên đấu tranh chống phát xít và giành thắng lợi, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân như: Ba Lan, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Nam Tư, An-ba-ni, Bun-ga-ri, CHDC Đức.
- Nước Đức:
+ Tháng 9/1949, CHLB Đức thành lập ở Tây Đức.
+ Tháng 10/1949, CHDC Đức thành lập ở Đông Đức.
- Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân từ năm 1945 – 1949:
+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất.
+ Ban hành quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.
2. Tiến hành xây dựng CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX):
* Nhiệm vụ:
- Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nhân dân vào con đường làm ăn tập thể.
- Tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
- Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho CNXH.
* Thành tựu:
- Đầu những năm 70, Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp.
- Bộ mặt kinh tế - xã hội đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Cơ sở hình thành:
+ Liên Xô và các nước Đông Âu cùng chung mục tiêu là xây dựng CNXH.
+ Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo.
+ Nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Hệ thống XHCN ra đời:
- Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ KT (SEV) ra đời.
- Ngày 14/5/1955, tổ chức hiệp ước Vác-xa-va được thiết lập.
- Sau khi NATO ra đời, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thỏa thuận thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (tháng 5/1955) với mục tiêu bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, hòa bình an ninh châu Âu và thế giới.