Bài 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí
I. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN
- Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, song song với đường Xích đạo và vuông góc với các kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số $0^{o},$ đi qua đài thiên văn Grin-uých (Greenwich) ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Anh).
+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0o) và kinh tuyến 180o đối diện để nhận biết kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây.
- Vĩ tuyến gốc (0o) hay Xích đạo, chia quả Địa cầu thành 2 bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam.
- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
II. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
- Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay trên quả Địa Cầu.
- Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm:
+ Kinh độ viết phía trên, vĩ độ viết phía dưới: $\left\{\begin{matrix} 20^{o}\,T \\ 10^{o}\,B \end{matrix}\right.$
+ Hoặc: kinh độ viết trước, vĩ độ viết sau: $(20^{o}\,T, 10^{o}\,B)$
III. LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN CỦA BẢN ĐỒ THẾ GIỚI
Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới:
$\longrightarrow$ Đặc điểm: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song cách đều nhau và vuông góc với nhau.
$\longrightarrow$ Đặc điểm: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực.
$\longrightarrow$ Đặc điểm: Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc là những đường thẳng vuông góc nhau; các kinh tuyến, vĩ tuyến còn lại là những đường cong.