Bài 1: Đọc mở rộng theo thể loại: Con chim chiền chiện
- Bài thơ Con chim chiền chiện của nhà thơ Huy Cận được in trong tập Những bài thơ em yêu.
- Bài thơ thuộc thể loại thơ bốn chữ. Khi đọc thể loại thơ bốn hoặc năm chữ cần chú ý:
+ Tìm và nhận xét hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ và vần, nhịp được sử dụng.
+ Xác định tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua bài thơ.
+ Xác định chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
1. Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
- Cách gieo vần:
+ Vần chân: cao – ngào, xanh – lanh, chói – nói, chi - thì, sà – ca, sữa – chứa.
+ Vần lưng: lanh – cành, veo – gieo.
- Cách ngắt nhịp của bài thơ: Ngắt nhịp chẵn 2/2.
- Hiệu quả nghệ thuật: tạo ra nhạc điệu nhanh nhẹn, gấp gáp như tiếng chim vỗ cánh liên tục trên bầu trời cao rộng, thoáng đãng.
2. Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.
- Hình ảnh “tiếng chim hót làm xanh da trời”.
- Từ cảm nhận bằng thính giác tiếng chim đã chuyển sang cảm nhận bằng thị giác với màu xanh lồng lộng của bầu trời, từ âm thanh chuyển sang khung cảnh rộng lớn, thanh bình khiến lòng người mê đắm.
3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?
Hai khổ thơ đã sử dụng các biện pháp nhân hóa, điệp từ, so sánh, ẩn dụ…
để ca ngợi vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và khẳng định tình yêu thiên nhiên, quê hương của nhà thơ.
4. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì?
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả: yêu mến, bối rối, chan chứa, tưng bừng.
- Những từ ngữ bộc lộc niềm vui sướng, hân hoan trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình của quê hương đất nước.
5. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
Con người hãy mở rộng lòng, hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận và tận hưởng trọn vẹn những vẻ đẹp của thiên nhiên và trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp đó.