30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ

I. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH

Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.

II. ĐỊNH LUẬT CHARLES (SÁC-LƠ)

1. Thí nghiệm  

                     

2. Định luật Charles (Sác-lơ)

Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.

$\frac{p}{T} = $ hằng số

Gọi ${p_1},{T_1}$ là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí ở trạng thái 1; ${p_2},{T_2}$ là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí ở trạng thái 2. Ta có:

$\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}}$

Charles đã làm thí nghiệm với nhiều chất khí khác nhau và phát hiện rằng tỉ số $\frac{B}{{{p_o}}}$ mà ông kí hiệu là $\gamma $ (gama) trong những thí nghiệm khác nhau đều có chung một giá trị đối với mọi chất khí và ở mọi khoảng nhiệt độ:

$\gamma  = \frac{B}{{{p_o}}} = \frac{1}{{273}}$

Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất $p$ phụ thuộc vào nhiệt độ $t$ của khí như nhau:

$p = {p_o}\left( {1 + \gamma t} \right)$

$\gamma $ có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng $\frac{1}{{273}}$ độ $^{ - 1}$

$\gamma $ được gọi là hệ số tăng áp đẳng tích.

III. ĐƯỜNG ĐẲNG TÍCH

Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.

Ứng với các thể tích khác nhau của cùng một lượng khí ta có những đường đẳng tích khác nhau. Đường ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn.