24. Công và công suất

I. CÔNG

1. Khái niệm về công  

Dưới tác dụng của lực $\overrightarrow F ,$ khi vật chuyển dời một đoạn $s$ theo hướng của lực thì công do lực sinh ra là:

$A=F.s$

2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát  

Khi lực $\overrightarrow F $  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn $s$ theo hướng hợp với hướng của lực góc $\alpha $ thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức:

$A = Fs\cos \alpha .$

3. Biện luận  

Tùy theo giá trị của $\cos \alpha $ ta có các trường hợp sau:

* $\alpha $ nhọn, $\cos \alpha  > 0 \Rightarrow A > 0$; khi đó $A$ là công phát động.

* $\alpha  = {90^o}$, $\cos \alpha  = 0 \Rightarrow A = 0$; khi điểm đặt của lực chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì lực sinh công $A = 0.$

* $\alpha $ tù, $\cos \alpha  < 0 \Rightarrow A < 0$; khi đó $A$ là công cản (hay công âm).

4. Đơn vị công  

Đơn vị công là jun (kí hiệu $J$).

Jun là công do lực có độ lớn $1N$ thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời $1m$ theo hướng của lực.

5. Chú ý

Các công thức tính công chỉ đúng khi điểm đặt của lực chuyển dời thẳng và lực không đổi trong quá trình chuyển dời.

II. CÔNG SUẤT

1. Khái niệm công suất  

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian hay cũng có thể nói công suất của một lực đo tốc độ sinh công của lực đó.

$P = \frac{A}{t}.$

2. Đơn vị công suất  

Đơn vị công suất là jun/giây, được gọi là oát, kí hiệu W.

$1W = \frac{{1J}}{{1s}}.$

$P = \frac{A}{t}.$

Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học. Ví dụ : lò nung, nhà máy điện, đài phát sóng...,

Người ta cũng định nghĩa công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

Bảng công suất trung bình