16. Dòng điện trong chân không
I. Cách tạo ra dòng điện
trong chân không
1. Bản chất dòng điện
trong chân không
Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng
của các êlectron được đưa vào khoảng chân không đó.
2. Thí nghiệm
Lấy một đèn điôt chân không D, bên trong có một catôt K (là
dây tóc vonfam FF') và một anôt là bản cực kim loại A. Catôt được đốt
nóng bằng dòng điện (mạch điện gồm một bộ pin EF và một
biến trở R). Vôn kế V dùng để đo hiệu điện thế UAK giữa
anôt và catôt. Anôt được nối với nguồn điện áp biến đổi và một điện
kế G như hình sau:
Đồ thị niểu diễn IA theo UAK:
II. Tia catôt
1. Thí nghiệm
Thí nghiệm tạo ra dòng điện trong chân không bằng cách rút
dần khí trong ống được minh họa như hình vẽ. Ống thuỷ tinh dài chừng 30
cm, nguồn điện có hiệu điện thế khoảng vài ngàn vôn:
2. Tính chất của tia catôt
- Nó phát ra từ catôt, theo phương vuông góc với bề mặt
catôt. Gặp một vật cản, nó bị chặn lại và làm vật đó tích điện
âm.
- Nó mang năng lượng lớn: nó có thể làm đen phim ảnh, làm
huỳnh quang một số tinh thể, làm kim loại phát ra tia X, làm nóng các
vật mà nó rọi vào và tác dụng lực lên các vật đó.
- Từ trường làm tia catôt lệch theo hướng vuông góc với phương
lan truyền và phương của từ trường, còn điện trường làm tia catôt
lệch theo chiều ngược với chiều của điện trường.
3. Bản chất của tia catôt
Tia catôt thực chất là dòng êlectron phát ra từ catôt và
bay gần như tự do trong ống thí nghiệm.
Tia catôt được sinh ra khi phóng điện qua chất khí ở áp
suất thấp hoặc bằng một súng êlectron.
4. Ứng dụng
Tia catôt có khả năng làm huỳnh quang các chất và bị làm
lệch bằng điện trường và từ trường. Nó được dùng trong đèn hình và
ống phóng điện tử.