10. Ba định luật Niu-tơn

I. ĐỊNH LUẬT I NIU-TƠN

1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê  

Thí nghiệm của Ga-li-lê đề nghiên cứu chuyển động

2. Định luật I Niu-tơn  

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

3. Quán tính   

Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.

Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

II. ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN

1. Định luật II Niu-tơn  

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

$\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}$

Bảng độ lớn của một số lực

2. Khối lượng và mức quán tính  

a) Định nghĩa

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Tính chất của khối lượng

Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.

3. Trọng lực. Trọng lượng   

Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự du. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là: $\overrightarrow P $

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là $P.$

Công thức của trọng lực:

$\overrightarrow P  = m\overrightarrow g $

III. ĐỊNH LUẬT III NIU-TƠN

1. Sự tương tác giữa các vật   

2. Định luật  

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

${\overrightarrow F _{B \to A}} =  - {\overrightarrow F _{A \to B}}$

Hay:

${\overrightarrow F _{BA}} =  - {\overrightarrow F _{AB}}$

3. Lực và phản lực   

Trong tuơng tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có nhũng đặc điểm sau đây:

Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

Lực và phản lực là hai lực trục đối.

Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.